I. Bản chất của việc lên TOP Google
Để lên TOP google bền vững và tối ưu chi phí nhất, bài viết của bạn cần phải chuẩn SEO. Trước hết, bạn cần tìm hiểu Google tìm kiếm hoạt động như thế nào cũng như nguyên tắc cơ bản của việc lên trang nhất Google.
1.1 Cách google tìm kiếm hoạt động
Bạn hiểu đơn giản về cách Google tìm kiếm là làm sao trong số hàng nghìn nội dung trên internet, Google có thể tìm ra những nội dung phù hợp để đưa lên TOP đầu trang tìm kiếm. Cách để Google tìm kiếm tìm ra những nội dung đó gồm 3 bước sau:
Thu thập dữ liệu: quá trình Googlebot phát hiện ra những trạng thái mới và những trang được cập nhật để thêm vào chỉ mục của google ( chỉ mục của Google là một cơ sở dữ liệu khổng lồ được lưu trữ trong rất nhiều máy tính mà Google đã thu thập).
Lập chỉ mục: Sau khi tìm thấy một trang, Google sẽ cố gắng tìm hiểu nội dung của trang đó. Khi đã hiểu thông tin về trang, Google sẽ lưu chúng vào chỉ mục.
Xếp hạng: Google sẽ xếp hạng các trang website dựa trên nhiều yếu tố để đưa những trang website phù hợp nhất với cụm từ tìm kiếm của người dùng khi họ tìm kiếm.
1.2 Nguyên tắc để Web lên TOP Google`
Google là công cụ tìm kiếm, hoạt động dựa trên việc phục vụ những tìm kiếm của người dùng. Đây là ưu tiên lớn nhất của Google, cũng là cái căn bản, cái cốt lõi mà Google hướng đến.
Muốn làm SEO web lên TOP Google thì website cũng phải đáp ứng cả người dùng - đối tượng ưu tiên của Google và cả Google, SEONGON thường gọi là website chuẩn SEO.
Chuẩn SEO thực chất rất đơn giản, bao gồm “chuẩn” và “SEO”:
- Chuẩn: Chuẩn nhu cầu tìm kiếm của người dùng bằng cách tạo ra các trang website phục vụ người dùng.
- SEO: Tối ưu hoá cho công cụ tìm kiếm – thông qua các kỹ thuật tối ưu giúp Google hiểu được website, thu thập dữ liệu và lập chỉ mục nhanh hơn.
SEONGON hiểu được bản chất của việc lên top Google chính là “hợp tác” với Google đưa những thông tin hữu ích đến người dùng. Đây là mối quan hệ 3 bên cùng có lợi – 3 win mà chúng tôi vẫn luôn tâm niệm: Google cung cấp được thông tin hữu ích, người dùng có được thông tin họ cần, doanh nghiệp tiếp cận được khách hàng họ muốn.

II. Những gợi ý từ Google để có một website
Cách SEO web lên top google nhanh nhất được gợi ý từ chính chủ:
- Giúp Google tìm kiếm nội dung của bạn.
- Chỉ dẫn Google không thu thập dữ liệu những trang nào trên website.
- Giúp Google và người dùng hiểu nội dung của website.
Bằng cách:
- Tổ chức phân cấp trang web.
- Tối ưu hóa nội dung.
- Tối ưu hóa hình ảnh.
- Làm cho website thân thiện với thiết bị di động.
- Quảng bá trang website của bạn.
- Phân tích hiệu suất tìm kiếm và hành vi người dùng.
- Quản lý sự hiện diện của website trong kết quả tìm kiếm.
III. Quy trình viết bài chuẩn SEO lên TOP Google
Bước 1: Lựa chọn từ khóa bài viết
Đầu tiên, bạn cần phải biết bạn dự định viết từ khóa, nhóm từ khóa hoặc chủ đề nào?
Bạn có thể sử dụng nhiều công cụ hỗ trợ như:
- Google Keyword Planner
- Ahrefs Keyword Explorer
Thông qua 2 gợi ý trên bạn sẽ tìm ra từ khóa có lượng tìm kiếm phù hợp để bắt đầu viết bài. Một bài viết không nhất thiết chỉ có 1 từ khóa, nó có thể gồm nhiều từ khóa trong một bài viết. Quan trọng là bạn sắp xếp nội dung như thế nào để liên kết với bài viết và có ý nghĩa đối với người dùng.
Một mẹ quan trọng mà Brand idea - Bi muốn gửi đến bạn là bạn có thể sử dụng Google Search để lựa chọn thêm các từ khóa liên quan về mặt ngữ nghĩa phù hợp mà Google gợi ý.
Bạn có thể tìm thấy nó ở cuối trang SERPs
Lựa chọn từ khóa phù hợp và có lượng tìm kiếm để tạo thành bộ từ khóa cho bài viết.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng trang web Isigrahp.com để tìm thêm các từ kháo LSI.
Bước 2: Tìm hiểu mục đích tìm kiếm
Bây giờ, bạn đã có bộ từ khóa để viết bài. Trong trường hợp từ khóa ngắn, chung chung sẽ có rất nhiều mục đích khi khách hàng sử dụng từ khóa nào đó để tìm kiếm, ví dụ:
- Tải bản tài liệu nào đó
- Tìm hiểu cách làm từng bước chi tiết
- Xem đơn vị làm đang làm tốt
- Xem hình ảnh
- Xem video
- …
Mục đích của khách hàng rất đa dạng, do đó bạn cần phải liệt kê ra các mục đích tìm kiếm này để lựa chọn.
Bước 3: Lên bộ từ khóa ngành
Khách hàng, người tìm kiếm đến với Google thông qua các bộ tìm kiếm hay còn gọi là truy vấn, từ khóa để phục vụ một ý định tìm kiếm nào đó.
Để tiếp cận người dùng thì website của bạn phải xuất hiện ở tất cả những nơi mà họ có thể tiếp xúc. Điểm chạm trên Google tìm kiếm chính là tất cả những từ khóa mà khách hàng mục tiêu có thể go len và tìm kiếm trên Google về sản phẩm, dịch vụ của bạn.
Vì vậy, cần phải nghiên cứu để lên bộ từ khóa full ngành, tóm hết được nhu cầu tìm kiếm của người dùng về ngành hàng để không bỏ sót bất kỳ thị trường ngách nào.
Tại SEONGON, chúng tôi áp dụng phương pháp nghiên cứu 5*3 để cài full bộ từ khóa ngành. Phương pháp 5*3 này gồm 3 lần lặp lại 5 bước để tìm tất cả các từ khóa:
- Lần 1: (5×1):
- Bước 1: Xác định chủ đề
- Bước 2: Sử dụng công cụ Keyword Planner tìm ra các từ khóa liên quan với từ khóa chủ đề
- Bước 3: Sử dụng Keywordtool.io tìm ra danh sách từ khóa chi tiết hơn
- Bước 4: Tạo thành 1 danh sách từ khóa
- Bước 5: Nhóm những từ khóa cùng insight lại thành tạo thành từ khóa danh mục lớn
- Lần 2: (5×2): Với mỗi từ khóa danh mục lớn, tiếp tục được đưa vào các công cụ để tìm ra các danh sách từ khóa. Từ đó tiếp tục xác định từ khóa danh mục nhỏ.
- Lần 3: (5×3): Với mỗi từ khóa danh mục nhỏ, lặp lại bước trên để tìm được từ khoá về sản phẩm/dịch vụ.
Bước 4: Cấu trúc Website
Cấu trúc website tốt là một trong những cách SEO từ khóa lên top Google nhanh. Vì khi cấu trúc website chuẩn sẽ tiện cho người dùng và google tìm hiểu nội dung trên trang, vừa giúp bạn quản lý nội dung trên web dễ dàng.
Cấu trúc website chính là việc phân chia các nhóm từ khóa vào các trang đích thích hợp.
Từ bộ khóa ngành + kiến thức ngành hàng + nghiên cứu khách hàng mục tiêu, bạn sẽ phát họa được chân dung khách hàng mục tiêu trên internet mà SEO hướng đến (là ai, cần những gì, tìm bằng từ khóa nào, quy trình tìm kiếm ra sao để cấu trúc website, xác định từ khóa nào SEO vào trang nào một cách phù hợp nhất.
Hãy xác định xem nhóm từ khóa nào SEO vào trang chủ, danh mục lớn, danh mục nhỏ, sản phẩm, bài viết, trang tag, landing page mà phục vụ tốt nhất cho nhu cầu của người tiêu dùng.
Cấu trúc web để chia nhóm từ khóa vào trang đích thích hợp.
Bước 5: Viết tiêu đề
Sau khi chọn được mục đích của hành vi tìm kiếm, hãy bắt đầu viết tiêu đề cho bài viết. Tiêu đề phải thể hiện đúng và đủ ý nghĩa khiến người tìm kiếm hiểu ngay đây là sản phẩm, dịch vụ phù hợp với mong muốn của họ.
Bước 6: Lên dàn ý bài viết
Đối với nhóm từ khóa, mục đích tìm kiếm và tiêu đề như đã chọn bạn dự tính viết nội dung như thế nào?
Ở bước này hãy liệt kê ra các đề mục bạn sẽ viết, các luận điểm bổ sung cho tiêu đề (H1), đây cũng là các thể heading 2 (H2).
Bước 7: Đặt nội dung theo tiêu đề
Mục đích ở đây là định hướng nội dung sẽ viết, giúp cho bạn không bị sa lầy và quên đi mục tiêu ban đầu. Nếu chi tiết, bạn có thể liệt kê đầy đủ các Heading 3, Heading 4 (nếu có).
Bước 8: Viết bài
Đây là bước bạn viết nội dung chi tiết cho bài viết chuẩn SEO.
Tại bước này, bạn cần dựa theo dàn ý của bài viết để viết nội dung, làm rõ các vấn đề nhằm để vừa phục vụ nhu cầu tìm kiếm của khách hàng vừa đạt mục đích riêng của bạn.
Mục đích này có thể là:
- Lôi kéo người dùng đọc bài viết liên quan
- Lôi kéo người dùng điền thông tin vào form
- Lôi kéo người dùng tải tài liệu/ ứng dụng
- Lôi kéo người dùng ở lại trang lâu hơn
Nội dung này có thể bao gồm các đoạn văn bản, hình ảnh, video và cả HTML…
Bước 9: Cấu hình SEO
Sau khi đã có nội dung, bước tiếp theo là cấu hình SEO theo các tiêu chí bài viết chuẩn SEO theo các tiêu chí bài viết chuẩn SEO. Nếu bạn không hiểu rõ về SEO, đơn giản nhất là bạn dựa theo các gợi ý của các công cụ hỗ trợ viết bài chuẩn SEO phổ biến để thực hiện.
Bạn có thể cài đặt Rank Math hoặc Yoast SEO để hỗ trợ cấu hình SEO cho bài viết.
Bước 10: Tối ưu
- Đọc lại chỉnh sửa những đoạn khó hiểu tối nghĩa
- SEO Checklist phân bổ từ khóa, trình bày nội dung
- Quảng bá, Tiếp thị bài viết
- Call To Action: mục đích qua mỗi bài viết bạn mong muốn hành động tiếp theo của độc giả thực hiện những gì bạn mong muốn đơn giản như đăng ký nhận bản tin qua email, hay điều hướng sang trang bán sản phẩm, …
- Chia sẻ bài viết lên các trang mạng xã hội: Facebook, G+, Twitter, Linkedin, Pinterest