Câu chuyện thương hiệu là gì?
Câu chuyện gắn với thương hiệu của doanh nghiệp được ra đời nhằm mục đích kết nối chính họ và khách hàng, tập trung vào những giá trị mà họ có thể mang lại cho khách hàng. Một câu chuyện hấp dẫn sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao tính xác thực đồng thời thu hút tập khách hàng mục tiêu. Câu chuyện cũng giúp bạn dễ dàng có được sự đồng cảm của khách hàng và giữ họ ở lại lâu hơn trên website. Thậm chí, nhiều người trong đó sẽ dùng, sao đó trở thành khách hàng trung thành.
Quy trình 7 bước xây dựng câu chuyện thương hiệu hấp dẫn
Đưa thực tế vào câu chuyện
Một câu chuyện hấp dẫn, thu hút người khác thường được bắt nguồn từ những chất liệu thực tế có liên quan đến đối tượng nhận tin mục tiêu. Để lên ý tưởng và xây dựng câu chuyện bạn cần:
- Xác định được những vấn đề, khó khăn hay thách thức trên thực tế mà khách hàng đang gặp phải.
- Tham khảo những case study và lên ý tưởng từ chính câu chuyện của khách hàng.
- Để xây dựng câu chuyện mang yếu tố thực tế thì bạn phải hiểu rõ được tâm lý của khách hàng từ suy nghĩ, hành vi, thói quen,...thông qua các cuộc khảo sát, phản hồi từ khách hàng.
Làm nổi bật điểm mạnh của doanh nghiệp
Nhân vật được xây dựng trong câu chuyện là một “anh hùng” - người đã xử lý được vấn đề của bản thân hoặc người xung quanh với sản phẩm, dịch vụ của bạn. Vì vậy khi thiết kế nhân vật trung tâm, phản ánh những đặc điểm về nhu cầu, động cơ, cảm xúc, thái độ,… của chính người mua thông qua hình tượng đó.
Thể hiện cách giải quyết vấn đề
Mục tiêu của nhân vật trung tâm sẽ chạy xuyên suốt và đóng vai trò quan trọng như nền tảng của câu chuyện đồng thời cũng chính là giá trị mà doanh nghiệp muốn mang đến cho khách hàng được truyền tải qua nội dung khi xây dựng website hoặc trên các kênh truyền thông. Khi đã có được mục tiêu, nhân vật làm thế nào để đạt được mục tiêu đó? Vẽ lại toàn bộ hành trình đó để là xây dựng sườn của câu chuyện.
Đẩy mạch cảm xúc lên cao trào
Mọi câu chuyện thú vị đều có cao trào. Đó là những nút thắt đẩy mâu thuẫn, khó khăn,… của nhân vật trung tâm lên đỉnh điểm khiến họ cảm thấy bế tắc trong việc đạt mục tiêu hay giải quyết vấn đề. Khi có cao trào, hành trình đạt được mục tiêu cuối cùng sẽ trở nên nhanh chóng hơn.
Tạo ra nhiều yếu tố thú vị
Hãy vẽ lên một câu chuyện sinh động bằng nhiều yếu tố thú vị, giải trí bên cạnh những xung đột cao trào. Bạn có thể thêm thắt những chi tiết mang tính hồi hộp, hấp dẫn để tăng mức độ cường điệu, mức độ nghiêm trọng của vấn đề hay xen lẫn vào những yếu tố hài hước.
Khả năng thay đổi tư duy
Thay đổi nhận thức là điều quan trọng mà nhân vật cần làm. Khi xung đột bị đẩy lên cao trào, nhân vật có thể là những cảm xúc tích cực như thất vọng, tức giận, muốn bỏ cuộc,...nhưng họ sẽ thay đổi khi chạm đến được đến mục tiêu của mình, kết quả của những gì họ làm được trong một hành trình. Sự thay đổi của nhân vật trung tâm sẽ là chìa khóa khiến cho câu chuyện trở nên ý nghĩa hơn bao giờ hết.
Câu chuyện đi đến hồi kết “có hậu”
Trải qua một hành trình gian nan, kịch tính và đầy thử thách, nhân vật cuối cùng cũng đạt được mục tiêu và thu về quả ngọt cho mình. Hãy làm nổi bật lý do vì sao lại là sự lựa chọn phù hợp nhất để nhân vật đạt được mục tiêu cuối cùng. Xây dựng câu chuyện thương hiệu không phải là việc một sớm một chiều nhưng nếu bạn làm tốt bạn sẽ tối ưu được nội dung website đồng thời lấy được sự đồng cảm từ khách hàng, thu hút và giữ họ ở lại lâu hơn với trang web của mình.
Hy vọng bài viết này của Brand idea - Bi sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích để xây dựng câu chuyện thương hiệu cho doanh nghiệp của mình. Nếu bạn còn có bất kỳ thắc mắc nào trong việc xây dựng thương hiệu, hãy liên hệ ngay với Bi. Chúng tôi cam kết tư vấn và hỗ trợ hết mình để mang đến cho khách hàng những giải pháp tốt nhất cho doanh nghiệp của bạn.
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN BRAND IDEA GROUP
Địa chỉ: 37 đường 19, P.An Khánh, TP. Thủ Đức
Hotline: 0908570767
Email: [email protected]